Những tình huống bạn có thể đối mặt khi gặp lại người cũ

Những tình huống bạn có thể đối mặt khi gặp lại người cũ

Có trường hợp chia tay xong người trong cuộc vẫn có thể trở thành bạn bè. Nhưng cũng có hoàn cảnh bạn nên cắt đứt hoàn toàn liên lạc với người cũ.

nguoi cu Những tình huống bạn có thể đối mặt khi gặp lại người cũ

Hãy xem mối quan hệ của mình đúng với kịch bản nào dưới đây để lựa chọn cách ứng xử với người yêu cũ cho phù hợp nhé.

Bạn có thể duy trì tình bạn với người cũ nếu:

1. Bạn là người độc thân ở thời điểm hiện tại

Sau khi kết thúc mối tình với người cũ, hiện tại bạn đang trở về tình trạng độc thân. Và chính điều này khiến bạn cảm thấy buồn phiền, cô đơn và luôn khao khát có thêm bạn bè để chia sẻ, tâm sự lúc vui cũng như khi buồn. Ở trong hoàn cảnh này, bạn hoàn toàn có thể duy trì mối quan hệ ở mức bạn bè với anh ấy.

Chỉ có điều, bạn phải chắc chắn là làm chủ được cảm xúc của mình. Và anh ấy cũng giữ khoảng cách nhất định với bạn để hai người không nhầm lẫn tình cảm thực sự lúc này so với tình yêu trước đây.

2. Khi hai người có sự thỏa thuận qua lại với nhau

Trong trường hợp cả bạn và người ấy đều cần có sự hỗ trợ tinh thần hoặc giúp đỡ nhau trong cuộc sống, bạn cũng hoàn toàn có thể làm bạn với người cũ.

Bởi lẽ, sau một thời gian yêu nhau, hai bạn đã có những kế hoạch, mối quan hệ chung. Và sau khi tình yêu kết thúc, đừng để sự tan vỡ đó ảnh hưởng đến người khác và mối quan hệ khác của mình.

3. Hai bạn coi nhau như anh em

Nếu bạn đã trải qua tình yêu chân thành, hai người quan tâm, quý mến nhau như những người anh em, mối quan hệ của bạn không có sự tồn tại của “chuyện ấy” thì bạn cũng có thể trở thành một người bạn của chàng dù tình yêu đã hết.

4. Đó là một cuộc chia tay hạnh phúc

Sẽ là hơi cường điệu nếu nói có trường hợp chia tay tình yêu mà vẫn hạnh phúc. Nói chính xác hơn thì có những người chia tay nhau vì cảm thấy có quá nhiều thứ không hợp với nhau nên quyết định chấm dứt mối quan hệ trong trạng thái tương đối thoải mái.

Trong trường hợp này, tình yêu của bạn dễ dàng chuyển sang trạng thái khác đó là tình bạn.

5. Hai người có nhiều bạn bè chung

Nếu cả hai bạn cùng có rất nhiều bạn bè chung và thực sự không muốn chia rẽ bạn bè của mình hoặc tạo sự bất tiện trong mỗi lần gặp mặt, có lẽ tốt hơn hết là hai người hãy trở thành bạn bè ngay khi đã chia tay.

Tất nhiên, lúc này các cuộc chạm mặt của bạn – người cũ – những người bạn chung sẽ không được thoải mái như trước kia nữa vì hai người sẽ phải giữ khoảng cách hơn.

6. Bạn và người cũ có nhiều cơ hội chạm mặt nhau

Dù đã chia tay nhưng bạn và người cũ vẫn làm việc cùng công ty, cùng một tòa nhà hay trong cùng một ngành, sống giáp nhà nhau… Khi đó, dù không muốn đối mặt với người ấy nhưng hoàn cảnh xô đẩy, bạn vẫn thường xuyên giáp mặt chàng. Và trong trường hợp này, cách tốt hơn cả để hai người giữ mối quan hệ hòa bình là trở thành bạn bè với nhau.

Nhưng khác với trước kia, lúc gặp mặt chàng, bạn chỉ cần vẫy tay, nói câu chào hoặc mỉm cười hay có vài câu trò chuyện ngắn với chàng là đủ.

7. Khi bạn có nhiều lợi ích liên quan đến người cũ

Bạn vừa chia tay với người yêu cũng là sếp của mình hoặc một người có khả năng mở ra nhiều cánh cửa lớn cho cuộc sống của bạn…

Lúc này, chia tay bạn vẫn nên duy trì tình bạn với anh ấy. Sẽ có nhiều người coi đây là hành động tham lam, cơ hội nhưng nhìn chung, ngoài tình yêu, chúng ta còn cần nhiều thứ khác để tiếp tục sống. Vì vậy, đây vẫn là trường hợp các chuyên gia tâm lý khuyến khích chuyển tình yêu thành tình bạn.

* Như vậy, sau khi hai bạn đã chia tay, sự gặp gỡ trò chuyện giữa hai bạn không trở thành gánh nặng. Bạn không phải đối mặt với những cảm giác khó chịu mối khi giáp mặt. Bạn và người ấy đều cần có sự hỗ trợ tinh thần hoặc giúp đỡ nhau trong cuộc sống… thì bạn cũng hoàn toàn có thể làm bạn với người cũ

Bạn không thể trở thành bạn của người cũ khi:

1. Bạn đang điên cuồng trong tình yêu với người cũ

Một kịch bản đặt ra là khi đã chia tay, bạn tỏ ra rất dứt khoát, cứng rắn nhưng sau đó, bạn cảm thấy mình vẫn còn ngày đêm suy nghĩ, nhớ nhưng về người cũ.

Rơi vào hoàn cảnh này, cách tốt nhất có lẽ là bạn nên cắt đứt mọi liên lạc, gặp vỡ với người ấy. Bởi lẽ, khi gặp lại, hình ảnh người cũ sẽ càng khiến cho tâm trạng bạn tồi tệ hơn và bạn sẽ càng nuôi hy vọng được nối lại tình cũ với chàng.

2. Bạn không thể chịu đựng được suy nghĩ người cũ đi chơi với người khác

Đây không phải sự ghen tị. Có trường hợp, bạn biết chắc chắn rằng mình không bao giờ muốn hẹn hò trở lại với người ấy.

Nhưng đâu đó trong sâu thẳm trái tim, bạn không thể đứng nhìn người cũ tay trong tay với một cô gái khác. Đây là trạng thái cảm xúc khó hiểu, nhưng đừng quá lo lắng bởi không riêng mình bạn như thế. Chỉ cần tránh xa và chấm dứt tất cả liên lạc với người yêu cũ, dần dần cảm xúc của bạn sẽ cân bằng trở lại.

3. Bạn không còn mục đích gì để níu giữ mối quan hệ

Khi bạn cảm thấy không còn bất cứ ràng buộc, lợi ích gì cho bản thân từ mối quan hệ cũ cũng có nghĩa là bạn không có lý do để duy trì liên lạc hay kết bạn với anh ấy nữa.

4. Người cũ hay gây phiền nhiễu

Tình yêu kết thúc cũng là lúc người cũ của bạn trở mặt thành một kẻ thường xuyên quấy nhiễu bạn. Họ tìm cách gọi điện, gặp mặt để nhờ bạn giúp đỡ một việc gì đó hay chỉ đơn giản để nhắc đi nhắc lại “Anh vẫn còn yêu em”.

Nếu tình yêu diễn ra đúng như kịch bản này, không có lý do gì để bạn phải hạ thấp phẩm giá của mình làm bạn với một người thiếu lòng tự trọng.

5. Người cũ đã bỏ rơi bạn

Cũng có những người kết thúc tình yêu với một trái tim vụn vỡ đau đớn vì bị bỏ rơi, vì bị phụ tình, vì bị lừa dối… Đây cũng là một trong những trường hợp bạn tuyệt đối không nên trở thành bạn bè của người cũ sau khi chia tay.

6. Bạn đang tìm kiếm tình yêu

Bạn đang cô đơn và tuyệt vọng trong việc tìm kiếm tình yêu. Bạn cảm thấy không thể chịu đựng được cảm giác phải ở một mình lâu dài thì cũng không nên quay lại làm bạn với người yêu cũ.

Ngay cả trong trường hợp hai bạn từng là bạn bè trước khi yêu nhau thì lúc này, bạn cũng nên tránh xa người cũ một thời gian cho đến khi bản thân tìm được bến đỗ bình yên mới.